GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM - CAMPUCHIA
Theo quy định tại thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành một số điều của hiệp định và nghị định thư thực hiện hiệp định vận tải đường bộ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ hoàng gia Campuchia thì các phương tiện vận tải đi qua lại giữ hai nước phải có giấy phép liên vận Việt Nam-Campuchia.
I- ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN THƯƠNG MẠI: gồm những loại xe dưới đây.
- Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch: có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe).
- Xe taxi: có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái xe).
- Xe vận tải hàng hóa: xe tải, xe đầu kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đi theo đầu kéo. Xe tải hoặc xe đầu kéo nối với rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được tính là một xe.
Đối với xe thương mại muốn xin được giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia thì doanh nghiệp phải xin giấy phép Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia trước.
1. Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam - Campuchia:
- Đối tượng: Cấp cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
- Điều kiện để được cấp:
- Hoạt động kinh doanh vận tải 3 năm trở lên, không bị tuyên bố phá sản hoặc trong tình trạng tuyên bố phá sản.
- Người điều hành vận tải phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành vận tải (nếu các công ty vận tải đã có giấy phép kinh doanh vận tải trước 1/4/2020 mà không thay đổi giấy phép sau thời điểm này thì phải có 3 năm liên tục công tác trong đơn vị kinh doanh vận tải và tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, luật, kế toán).
- Đối với vận tải hành khách: phải đăng ký và thực hiện hạng chất lượng dịch vụ vận tải hành khách từ hạng 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn cơ sở chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo phụ lục 3 thông tư 39/2015/TT-BGTVT.
- Bản sao y giấy phép kinh doanh vận tải (giấy phép kinh doanh vận tải phải được cấp trước đó ít nhất 3 năm).
- Phương án kinh doanh vận tải quốc tế Việt Nam - Campuchia theo mẫu phụ lục 4 thông tư 39/2015/TT-BGTVT.
- Bản sao có chứng thực báo cáo tài chính 3 năm gần nhất của doanh nghiệp đã được kiểm toán hoặc cơ quan tài chính địa phương xác nhận.
- Bản sao có chứng thực bằng cấp và hợp đồng của người điều hành vận tải (hợp đồng chỉ cung cấp khi người điều hành vận tải không phải là Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hoặc chủ nhiệm hợp tác xã).
- Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách: đối với vận tải hành khách.
- Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc.
- Hợp đồng lao động người điều hành vận tải.
- Thời hạn giấy phép: 5 năm
- Cơ quan cấp: Tổng cục đường bộ Việt Nam
- Thời hạn cấp phép: 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
- Phí nhà nước: không có
2. Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia: (bao gồm Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia và phù hiệu liên vận Việt Nam - Campuchia)
- Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia .
- Cà vẹt xe.
- Sổ đăng kiểm sao y chứng thực.
- Hợp đồng thuê xe nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải; nếu hợp tác xã thì phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
- Văn bản chấp thuận khai thác tuyến của cơ quan quản lý tuyến (xin lần đầu) hoặc văn bản bổ sung, văn bản thay thế phương tiện của cơ quan quản lý tuyến. (áp dụng cho xe vận tải hành khách tuyến cố định)
- Hợp đồng đón trả khách tại bến xe khách ở Việt Nam và Campuchia hoặc nơi đón trả khách khác. (Áp dụng cho xe vận tải hành khách tuyến cố định).
- Thời hạn giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia: Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia cấp cho phương tiện thương mại được đi lại nhiều lần, mỗi lần không quá 30 ngày, có giá trị01 năm kể từ ngày cấp nhưng không quá thời hạn của Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế Việt Nam – Campuchia.
- Cơ quan cấp: Tổng Cục đường bộ Việt Nam
- Thời hạn cấp: 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Lưu ý: Hiện nay, giữa chính phủ Việt Nam và Campuchia quy định mỗi nước chỉ cấp phép cho 150 xe/năm.
II. XE PHI THƯƠNG MẠI: gồm những loại phương tiện dưới đây:
1. Phương tiện công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm:
- Phương tiện của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ.
- Phương tiện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam.
- Phương tiện của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương và địa phương.
2. Phương tiện do người nước ngoài tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia).
3. Phương tiện cá nhân:
4. Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người và/hàng hóa có thu tiền.
5. Phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
♦ Thành phần hồ sơ xin giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt Nam - Campuchia quy định.
- Cà vẹt xe, trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thì phải kèm theo hợp đồng của tổ chức, cá nhân với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
- Sổ đăng kiểm.
- Quyết định cử đi công tác của cơ quan có thẩm quyền (trừ xe do người ngoại quốc tự lái).
♦ Cơ quan cấp:
- Tổng cục đường bộ: cấp cho các Xe công vụ thuộc quyền sử dụng của các cơ quan, tổ chức gồm: Xe của các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ; thuộc các cơ quan thuộc Chính phủ; Xe của các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Hà Nội; Xe của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, đoàn thể, các tổ chức sự nghiệp ở trung ương.
♦ Sở Giao thông vận tải: Cấp cho các phương tiện phi thương mại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng còn lại đóng trên địa bàn địa phương.
♦ Thời hạn cấp phép: 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
♦ Thời hạn giấy phép: Mỗi chuyến đi, phương tiện được phép ở lại lãnh thổ của Bên ký kết kia không quá 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp quá thời hạn quy định mà có lý do chính đáng (thiên tai, tai nạn, hỏng không sửa chữa kịp) sẽ được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn xuất cảnh.
Bài viết khác: