Chuyển tới nội dung

Tư vấn Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

CÔNG BỐ MỸ PHẨM SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

Theo thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm thì Các tổ chức, cá nhân trước khi đưa mỹ phẩm ra thị trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.Công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

A. Thành phần hồ sơ công bố:

  1. Phiếu công bố mỹ phẩm (2 bản): theo thông tư 32/2019/TT-BYT
  2. Bản sao giấy phép kinh doanh của công ty đứng tên công bố, giấy phép kinh doanh công ty sản xuất (nếu có)
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất).
  4. Phiếu thông tin sản phẩm (PIF).
  5. Bản mềm của phiếu công bố: lưu trong CD-ROM hoặc USB
  6. Giấy phép cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
  7. Hợp đồng gia công (áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất)
  8. Phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn theo thông tư 06/2011/TT-BYT .

Lưu ý: Thành phần chất có trong mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không được chứa các chất cấm được quy định trong Annex II của hiệp định mỹ phẩm Asean phiên bản mới nhất
  • Đối với các chất có nồng độ giới hạn thì không được vượt quá nồng độ cho phép tại Annex III của hiệp định mỹ phẩm Asean phiên bản mới nhất.
  • Các chất màu phải nằm trong annex IV của hiệp định mỹ phẩm Asean phiên bản mới nhất trừ chất màu trong thuốc nhuộm tóc.
  • Các chất bảo quản phải nằm trong annex VI phần 1 của hiệp định mỹ phẩm Asean phiên bản mới nhất, nhưng không được vượt quá hàm lượng cho phép.
  • Các chất lọc tử ngoại phải nằm trong annex VII phần 1 của hiệp định mỹ phẩm Asean phiên bản mới nhất, nhưng không được vượt quá hàm lượng cho phép.

B- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất.

  • Lệ phí công bố mỹ phẩm:000/hồ sơ

C- Thời gian giải quyết hồ sơ: Theo quy định thời gian tiếp nhận hồ sơ và cấp số công bố mỹ phẩm tình từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ là 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này thường lâu hơn so với quy định và thường kéo dài từ 15 – 20 ngày làm việc.

D- Hiệu lực của số công: 05 năm tính từ ngày được cấp số công bố mỹ phẩm, sau khi hết thời hạn 05 năm, để được tiếp tục lưu hành sản phẩm mỹ phẩm, chủ sở hữu phải tiến hành công bố mới.

E- CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Danh mục chất cấm, chất hạn chế, chất màu được sử dụng, chất bảo quản được sử dụng, chất chống tia UV được sử dụng theo phụ lục cuộc họp lần 27 của ASEAN năm 2017
  • Công văn 1609/QLD-MP năm 2012 hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm
  • Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về quy chế quản lý mỹ phẩm, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2011 .
  • Quyết định số 24/2006/QĐ-BYT ngày 14 tháng 08 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng và hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
  • Nghị định 93/2016/NĐ-CP về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
  • Thông tư 32/2019/TT-BYT sửa đổi Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm

 

 

All in one
Gọi