DỊCH VỤ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM THỰC PHẨM CENLIGHT
(Thực phẩm nhập khẩu, sản xuất trong nước)
Cenlight chuyên dịch vụ tư vấn công bồ sản phẩm/ tư vấn tiêu chẩn chất lượng sản phẩm nhóm thực phẩm, đồ uống, đồ dùng chứa đựng thực phẩm…Với nhiều năm kinh nghiệm và am hiểu kiến thức chuyên ngành, Cenlight sẽ hạn chế tối đa rủi ro khi bị hậu kiểm về an toàn thực phẩm. Vui lòng liên hệ Cenlight để được tư vấn nhanh nhất – hotline 0919 59 59 66.
Các quy định về thủ tục công bố sản phẩm và an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, rủi ro về công bố khi hậu kiểm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Tự công bố sản phẩm/đăng ký công bố sản phẩm là bước quan trọng và cần có trước khi nhập khẩu sản phẩm hay đưa sản phẩm ra thị trường.
Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm là bằng chứng cho khách hàng thấy rằng hàng hoá mà Quý vị đang kinh doanh đảm bảo về an toàn thực phẩm.
Cenlight chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ công bố thực phẩm. Với sự am hiểu quy định về an toàn thực phẩm và kinh nghiệm xử lý dịch vụ nhiều năm, Cenlight cam kết cung cấp dịch vụ tốt, hạn chế tối đa rủi ro pháp lý cho Quý vị trong quá trình kinh doanh.
I- THÔNG TIN CẦN CUNG CẤP ĐỂ CENLIGHT THỰC HIỆN DỊCH VỤ TƯ VẤN CÔNG BỐ THỰC PHẨM:
1. Đối với thực phẩm thường: bánh kẹo, đồ uống, gia vị… (thực phẩm nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước). Đối với dòng thực phẩm này, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
* Hồ sơ cần cung cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 02 bản sao y công chứng.
– Mẫu: 300-500g hoặc 300-500ml nguyên gói/hộp.
– Hình ảnh sản phẩm: hình ảnh của tất cả các quy cách đóng gói.
– Các thông tin khác về sản phẩm: thành phần, nhà sản xuất, nhà phân phối…
– Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về An toàn thực phẩm: 02 bản sao y công chứng.
- Nếu gia công tại đơn vị khác thì cần các tài liệu pháp lý của bên gia công: Hợp đồng gia công, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (02 bản sao công chứng).
* Thời gian thực hiện: 10 ngày làm việc:
- Kiểm nghiệm: 07 ngày làm việc
- Hoàn tất công bố: 03 ngày làm việc
2. Đối với nhóm khác như: sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt, phụ gia hỗn hợp có công dụng mới…
Đối với nhóm sản phẩm này, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký công bố sản phẩm. Cơ quan quản lý ATTP như Cục An toàn thực phẩm, ban ATTP… thẩm định hồ sơ công bố và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
* Hồ sơ cần cung cấp:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 02 bản sao công chứng
– Mẫu sản phẩm: tối thiểu 500g hoặc 500ml (nguyên bịch/hộp).
– Hình ảnh sản phẩm: của tất cả các quy cách đóng gói của sản phẩm.
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
* Thời gian thực hiện:
- Kiểm nghiệm: 07 ngày làm việc.
- Thời gian hoàn tất công bố: tuỳ từng sản phẩm.
II- QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CÔNG BỐ:
- Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 50/2016/TT-BYT quy định về giới hạn thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT: Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
QCVN 8-1:2011/BYT: “Quy định đối với ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm”. - QCVN 8-2:2011/BYT: “Quy định đối với ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm”.
- QCVN 8-3:2011/BYT: “Quy định đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm”.
- QCVN về bao bì, dụng cụ tiếp xúc thực phẩm 12-1:2011/BYT, 12-4:2015/BYT…
- Và các QCVN, TCVN khác quy định chi tiết một số sản phẩm cụ thể.