THÔNG BÁO QUY ĐỊNH MỚI VỀ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Theo NĐ 15/2018, hiệu lực ngày 02/02/2018 về công bố sản phẩm, tùy vào từng loại sản phẩm để tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm hay đăng ký công bố sản phẩm.
Quý khách vui lòng xem thêm thông tin hoặc liên hệ Cenlight để biết thêm thông tin:
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng cường sức đề kháng, giám bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm cổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm chức năng có thể nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước.
Thực phẩm chức năng được phân ra gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y học, kể cả thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (theo TT43/214/TT-BYT).
Và thực tế khi tiến hành công bố sản phẩm thì cần phải phân loại rõ ràng các sản phẩm theo nhóm trên trước khi nộp hồ sơ công bố. Để làm được điều này thì chính bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ sản phẩm và đơn vị công bố phải nắm bắt các quy định hiện nay để phân loại cho đúng theo từng nhóm trong thực phẩm chức năng.
Sau đây là một số giải thích từ ngữ theo Thông tư 43/2014/TT-BYT để khách hàng có thể dễ hiểu hơn:1. Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:– Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;- Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
3. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
4. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
Đối với thực phẩm chức năng, khi tiến hành công bố sản phẩm thì Cục An toàn thực phẩm sẽ kiểm tra kỹ hơn và yêu cầu nhiều tài liệu hơn so với sản phẩm thông thường như các tài liệu khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm, giấy chứng nhận lưu hành tự do… và nhiều thông tin liên quan sản phẩm khác.
Các công việc khi tiến hành công bố thực phẩm chức năng cũng tương tự như các thực phẩm khác, cụ thể như sau:
1. Kiểm nghiệm sản phẩm: 07 ngày làm việcỞ giai đoạn này, việc phân loại đúng sản phẩm là rất quan trọng. Từ việc phân loại đúng từng loại sản phẩm thì sẽ giúp đưa ra các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm đúng theo quy định về An toàn thực phẩm.
– Số mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm: Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm.
– Chỉ tiêu kiểm nghiệm: dựa vào QCVN (nếu có) và quy định về ATTP;
– Tổ chức kiểm nghiệm: đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
– Kết quả kiểm nghiệm: Giúp đánh giá chất lượng sản phẩm.
2. Công bố chất lượng sản phẩm: 30 ngày làm việc;
3. Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành công bố:
Đối với thực phẩm chức năng sản xuất trong nước – Giấy phép kinh doanh của tổ chức công bố. – Bản kiểm nghiệm sản phẩm (nếu có) (không quá 12 tháng) – Nhãn sản phẩm. – Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP. – Chứng nhận HACCP, ISO22000 hoặc giấy tờ khác tương đương (nếu có) – Thông tin tài liệu khoa học chứng minh về mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố. – Và môt số thông tin khác liên quan quá trình sản xuất sản phẩm để chúng tôi soạn thảo các tài liệu liên quan. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu: – Giấy phép kinh doanh của tổ chức công bố;– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (không quá 12 tháng).
– Nhãn phụ sản phẩm.
– Giấy chứng nhận HACCP, ISO22000 hoặc giấy tờ khác tương đương (nếu có)
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) hoặc chứng nhận y tế hoặc tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp.
– Thông tin tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố.
4. Cơ quan giải quyết: Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế.