Chuyển tới nội dung

Tư vấn đăng ký Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Theo quy định mới hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải có Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Sau đây là những điều kiện kiện liên quan đến kinh doanh lữ hành nội địa: 

I. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA 

Theo K1 Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

2. Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng:

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu đồng) (NĐ 94/2021/NĐ-CP)

– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

3. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA: 

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (Hai mươi triệu đồng) đồng (điều chỉnh bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP).

– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

Phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

5. Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định.

Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành theo quy định tại Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Quản trị lữ hành
  • Điều hành tour du lịch
  • Marketing du lịch
  • Du lịch
  • Du lịch lữ hành
  • Quản lý và kinh doanh du lịch
  • Quản trị du lịch MICE
  • Đại lý lữ hành
  • Hướng dẫn du lịch

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL có hiệu lực.

Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.

Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch”.

III. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH LỮ HÀNH NỘI ĐỊA 

1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 

IV – CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Du Lịch 2017
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
  • Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch
  • Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều Luật Du lịch
  • Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL hướng dẫn Luật Du lịch (hiệu lực 20/01/2020)

Dịch vụ Cenlight luôn tư vấn cho bạn những điều cần thiết nhất về tất cả những thủ tục, cũng như hoàn thiện hồ sơ và thực hiện tốt nhất các yêu cầu của khách hàng về việc xin giấy phép kinh doanh lữ hành.

Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm, tin tưởng về dịch vụ của chúng tôi. Với chi phí hợp lý, tận tâm và chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

DỊCH VỤ TƯ VẤN GIẤY PHÉP LỮ HÀNH NỘI ĐỊA CENLIGHT

– Tư vấn thành lập công ty (nếu khách hàng chưa thành lập);

– Xem xét và tư vấn ngành nghề kinh doanh về lữ hành nội địa phù hợp với yêu cầu của cơ quan nhà nước.

– Tư vấn chi tiết các điều kiện xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa;

– Soạn và nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa (soạn hồ sơ theo yêu cầu, viết phương án kinh doanh, chương trình tua…);

– Hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan và nhận giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

– Tư vấn nội dung liên quan sau khi có giấy phép.

Bài viết liên quan:

Cảm ơn Bạn đã ghé thăm website Cenlight!

All in one
Gọi