Chuyển tới nội dung

Cách ghi nhãn hàng hóa

Cách ghi nhãn hàng hóa

CÁCH GHI NHÃN HÀNG HÓA

Nội dung ghi nhãn và các quy định liên quan được thể hiện trong bài viết này. Đồng thời chúng tôi có nhãn phác thảo của sản phẩm đã được công bố. Quý Khách vui lòng tham khảo nội dung bài viết để rõ hơn.

Nội dung ghi nhãn được thể hiện tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và NĐ 111/2021/NĐ-CP.  Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017 định nghĩa nhãn hàng hóa như sau:

Nhãn hàng hóa: là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa.

1. QUY ĐỊNH NỘI DUNG GHI NHÃN HÀNG HÓA

Nghị định 43/2017/NĐ-CP và NĐ 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 quy định về nhãn hàng hóa.

Nhãn hàng hóa hóa phải thể hiện có các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
  • Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

+  Tên hàng hóa

+  Xuất xứ hàng hóa.

+  Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

  • Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

2. ĐẶC ĐIỂM NHÃN HÀNG HÓA:

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về vị trí, Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, Ngôn ngữ trình bày, Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa.

2.1  Vị trí nhãn hàng hóa

  • Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
  • Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc

2.2  Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa:

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

2.3  Ngôn ngữ trình bày:

Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt,

  • Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

2.4 Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;
  • Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;
  • Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa

2.5 Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

  • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
  • Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
  • Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định

3. MỨC PHẠT KHI VI PHẠM VỀ NHÃN HÀNG HÓA:

Tùy theo từng hành vi và giá trị hàng hóa tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa thì theo quy định mới tại Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hàng hóa có giá trị từ 5 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng; trong một số trường hợp vi phạm cụ thể còn bị tịch thu hàng hóa.

4. CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA:

– Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa

– Nghị định 111/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa

– Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ ban hành

– Nghị định 126/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử

5. THAM KHẢO NỘI DUNG GHI NHÃN PHÁC THẢO:

Cách ghi nhãn hàng hóa

Bài viết liên quan:

 

Cảm ơn Quý Khách đã ghé thăm website Cenlight!

All in one
Gọi