QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU RƯỢU – THỦ TỤC NHẬP KHẨU RƯỢU
Kinh doanh rượu là ngành nghề có điều kiện. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu rượu về thị trường Việt Nam phải có giấy phép phân phối rượu và bản tự công bố sản phẩm rượu. Đặc biệt, trên giấy phép phân phối rượu phải thể hiện rõ thông tin nhà cung cấp rượu ở đầu nước ngoài thì doanh nghiệp nhập rượu mới thanh toán được/đặc cọc cho nhà cung cấp rượu và thông quan hàng hóa được. Nội dung nhà cung cấp nước ngoài cần chính xác tên và địa chỉ theo hợp đồng mua bán hàng hóa. Thời hạn của Giấy phép phân phối rượu là 05 năm.
Quý Khách cần tư vấn nhanh vui lòng liên hệ Cenlight qua hotline: 0919595966.
Cenlight xin giới thiệu đến mọi người những điểm doanh nghiệp cần lưu ý khi nhập khẩu rượu về Việt Nam như sau:
1. Điều kiện để nhập khẩu rượu:
Theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 thì chỉ khi doanh nghiệp có một trong hai loại giấy phép là giấy phép phân phối rượu hoặc giấy phép sản xuất rượu thì được phép nhập khẩu rượu về Việt Nam. Vì vậy trước khi nhập khẩu rượu về thì doanh nghiệp phải xin được một trong hai loại giấy phép nêu trên do bộ công thương cấp. Mục này bạn có thể tham khảo tại https://tuvanhotrokinhdoanh.com.vn/giay-phep-phan-phoi-ruou/
Đó là điều kiện về giấy phép, ngoài ra rượu khi nhập khẩu về còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau:
- Rượu chỉ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế.
- Rượu phải được ghi nhãn hàng hóa, dán tem rượu: Doanh nghiệp có thể tham khảo nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và thông tư 15/2020/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu.
- Rượu phải được doanh nghiệp tự công bố đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm mà pháp luật Việt Nam đã quy định và phải đáp ứng các quy định kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Để có thể rõ hơn doanh nghiệp có thể tham khảo nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật an toàn thực phẩm.
2. Hồ sơ hải quan khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu:
Căn cứ theo khoản 2 điều 16 thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 hồ sơ nhập khẩu gồm:
- Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá đi kèm.
- Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
- Packing list: 01 bản chụp.
- Giấy phân phối rượu: 01 bản chụp
- Xác nhận đã kiểm tra đạt về an toàn thực phẩm : 1 bản chụp
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Lưu ý: Kiểm tra an toàn thực phẩm: Theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP. Thì trước khi hàng về cảng doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu tại cơ quan nhà nước được bộ công thương chỉ định.
- Về Chính Sách Thuế: Mặt hàng rượu nhập khẩu để kinh doanh thì khi nhập khẩu phải chịu các loại thuế sau:
3. Các quy định về thuế khi nhập khẩu rượu:
3.1 Thuế nhập khẩu:
- Theo quy định của khoản Điều 5 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì số tiền thuế nhập khẩu phải nộp = trị giá tính thuế X thuế suất của từng mặt hàng.
- Tùy vào từng loại rượu, doanh nghiệp căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020 để xác định mức thuế suất khi nhập về.
- Mức thuế suất thông thường: áp dụng cho hàng hóa không thuộc trường hợp mức thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng loại tương ứng.
- Mức thuế suất ưu đãi: Áp dụng cho rượu Nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam
- Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt: Hàng nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau thì sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Ví dụ: VIỆT NAM - HÀN QUỐC; VIỆT NAM - CHI LÊ ; ASEAN - TRUNG QUỐC; ASEAN - ẤN ĐỘ; VIỆT NAM - NHẬT BẢN; ASEAN - NHẬT BẢN; ASEAN - HÀN QUỐC; ASEAN – VIỆT NAM; ASEAN - ÚC – NIUDILÂN.
- Doanh nghiệp có thể tham khảo biểu thuế nhập khẩu tại đây: http://trungtamwto.vn/thong-ke/14729-bieu-thue-xuat-nhap-khau-viet-nam-nam-2020#
3.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Quy định tại khoản 4, Điều 1, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 70/2014/QH-13 ngày 26/11/2014 rượu có thuế suất tiêu thụ đặc biệt tùy theo nồng độ cồn:
STT | Hàng hóa Dịch Vụ | Thuế Suất |
1 | Rượu từ 20 độ trở lên | |
2 | Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 | 55 |
3 | Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 60 |
4 | Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 65 |
5 | Rượu dưới 20 độ | |
6 | Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 | 30 |
7 | Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 | 35 |
3.3 Thuế GTGT:
Căn cứ vào luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 được sửa đổi bổ sung theo luật số 31/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 và Quy định tại thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Thì thuế GTGT đối với rượu khi nhập khẩu về được tính như sau:
- Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị tính thuế GTGT x 10%
- Giá trị tính thuế GTGT = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt.
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu, các khoản thuế nêu trên phải đóng trước khi hàng hoá được thông quan.
Trên đây là những chia sẽ của chúng tôi, mong rằng sẽ giúp doanh nghiệp rõ hơn một phần nào đó về những điểm cần chú ý khi nhập khẩu rượu về Việt Nam.